Hoàn cảnh sáng tác Rắn và khuyên lưỡi

Khi còn là một học sinh tiểu học, Kanehara Hitomi đã cảm thấy chán nản với những bài học ở trường và bỏ học để giao du với bạn bè. Bố cô là Kanehara Mizuhito, một giáo sư chuyên ngành xã hội học của Đại học Hosei. Trong một chuyến nghiên cứu ở San Francisco, ông đã đưa con gái mình theo. Vì thế, Hitomi thỉnh thoảng đã tham gia vào các khóa học tại một trường học ở Mỹ. Trong thời gian sống ở Mỹ, Hitomi được cha cho phép đọc các tác phẩm có nội dung bạo lực và tình dục của Murakami RyuYamada Amy.[5]

Sau đó, Hitomi quay về Nhật Bản và bắt đầu học sơ trung, nhưng cô bắt đầu mắc chứng biếng ăn tâm thần và tự làm hại bản thân.[6] Mặc cho mẹ mình khuyên ngăn, Hitomi đã bỏ học ngay năm đầu tiên học cao trung. Cô bỏ nhà đi và bắt đầu sáng tác, bao gồm tác phẩm Rắn và khuyên lưỡi. Tác phẩm là chính trải nghiệm cá nhân của Hitomi về việc cắt xẻo cơ thể, suy nghĩ tự sát, cải tạo thân thể và thời gian sống cùng nhiều người bạn trai khác nhau.[5] Theo Hitomi, Rắn và khuyên lưỡi chính là tác phẩm mà cô "buộc phải kể".[6] Cha của Hitomi là người đã ở bên cạnh hỗ trợ nghiệp sáng tác của cô, sắp xếp cho cô tham gia một khóa học về viết tiểu thuyết dành cho sinh viên năm hai tại trường đại học nơi ông là giáo sư, đồng thời chỉnh sửa bản thảo của Rắn và khuyên lưỡi trước khi tác phẩm được đăng ký tham gia các giải thưởng văn học.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rắn và khuyên lưỡi https://doi.org/10.1353%2Fcul.2007.0004 https://doi.org/10.1080%2F09555803.2011.617460 https://api.semanticscholar.org/CorpusID:145804532 https://api.semanticscholar.org/CorpusID:145255874 https://www.jstor.org/stable/24891980 https://www.theguardian.com/books/2005/may/30/japa... https://www.theguardian.com/books/2005/jul/16/feat... https://web.archive.org/web/20190207234701/https:/... https://web.archive.org/web/20180731103735/http://... https://web.archive.org/web/20190130053449/https:/...